-
Sơ cứu trẻ khi bị điện giật
Trẻ con vốn hiếu động và nghịch ngợm nên khi chơi đùa nếu không cẩn thận sẽ dễ xảy ra tai nạn dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu nguồn điện bị hở và trẻ con vô tình sờ vào các thiết bị điện này. Nếu bị điện giật có thể tử vong ngay tức thì vì vậy cần để trẻ em tránh xa các nguồn điện. Bạn nên thực hiện ngay lập tức đúng các bước sơ cứu trẻ khi bị điện giật sau:
Các bước sơ cứu khi trẻ bị giật điện
- Ngay lập tức tách em bé ra khỏi nguồn điện bằng các biện pháp an toàn như đứng trên vật cách điện, cán chổi khô, ghế... đẩy tay và chân bé ra ngoài..đồng thời kêu người xung quanh giúp đỡ.
- Dập cầu dao và rút phích điện ngay sao đó để bảo đảm an toàn cho quá trình sơ cứu.
- Nếu em bé vẫn còn dấu hiệu tỉnh táo thì nên vỗ về bé giúp bé bình tĩnh lại.
- Trong trường hợp em bé đã bất tỉnh cần thực hiện các động tác hà hơi thổi ngạt tăng cường hô hấp và tim để đề phòng điện làm tổn thương và ngưng tim bé vì dòng điện đi qua người ngoài việc làm bé bỏng điện còn gây tổn thương tim cần thực hiên đều đặn và kiên trì.
Nên để các thiết bị điện trong nhà xa tầm với của trẻ
Các bước hà hơi thổi ngạt khi trẻ bị điện giật
- Đặt bé lên nền cứng và nới lỏng quần áo làm cản trở hô hấp của bé đồng thời vỗ mạnh vào ngực bé từ 3 đến 5 cái.
- Qùy hoặc đứng bên trái ngang đầu của bé, bàn tay trái đặt sau gáy, từ từ nâng nhẹ cổ và banh miệng bé. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón tay trỏ và ngón tay trái bịt mũi bé. Hít một hới dài và ép sát miệng vào miệng bé đồng thời quan sát tim của bé.
- Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng bé tới khi ngực nâng lên. Làm tiếp tục như vậy khoảng 5 lần.
- Từ lần hà hơi thứ 2 cứ ép tim 1 lần thì hà hơi 1 lần.
- Đối với trẻ còn quá bé thì không nên hà hơi quá mạnh.
- Sau đó nên đưa trẻ đến sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Tham khảo một số cách để ngăn trẻ nhỏ nghịch điện Tại Đây
Cách phòng ngừa điện giật cho trẻ em
- Nên thiết kế ổ điện ở xa tầm tay trẻ em.
- Các thiết bị điện hở cần có dây phủ kín an toàn như dây điện, phích cắm...
- Tốt nhất nên bịt kín các ổ điện nếu không dùng tới.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống và thiết bị điện.
- Hướng dẫn con trẻ không chơi gần ổ điện, leo trèo lên cột điện hoặc chọc tay vào ổ điện.
- Không nên lạm dụng các thiết bị điện để trống chộm, hay bắt chuột, sẽ dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và những người không biết.
Bài viết liên quan
- Tiền điện hàng tháng tăng do đâu? (28-10-2016)
- Nên làm gì để ống nước hoạt động tốt? (29-08-2016)
- Một số vấn đề thợ sửa điện cần lưu ý để đảm bảo an toàn (14-12-2016)
- Có nên tin tưởng dịch vụ sửa chữa điện nước tại nhà? (19-09-2016)
- Sửa chữa hệ thống nước tại nhà nhanh chóng và hiệu quả (20-07-2016)
- Hướng dẫn cách lắp đặt đường ống thoát nước trong nhà (03-03-2017)
- Lựa chọn dây điện phù hợp cho hệ thống điện gia đình (31-03-2017)
- Vì sao đường ống nước được làm bằng nhựa? (12-12-2016)
- Những điều cần lưu ý về điện khi chuyển văn phòng (06-01-2017)
- Dịch vụ sửa chữa điện dân dụng ở quận 2 (04-08-2016)
- Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống nước trong nhà (06-03-2017)
- Nghề sửa chữa điện (06-10-2016)