-
Một số vấn đề thợ sửa điện cần lưu ý để đảm bảo an toàn
Việc lắp đặt điện nước tại nhà hiện đang là một việc làm thu hút nhiều lao động phổ thông. Bởi tính chất của nghề không đòi hỏi quá nhiều về trình độ và học vấn. Bên cạnh đó, ngành có thời gian học nghề nhanh, chi phí học cũng không quá cao. Nhưng đổi lại đó cần phải có kinh nghiệm thực tế để từ đó có những kỹ năng để ứng phó với những tình huống bất ngờ nhất.
Một số vấn đề thợ sửa chữa điện cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân
Có thể nói nghề sửa điện là một trong những nghề rất vất vả và khá nguy hiểm, thường phải đối mặt với những tai nạn không thể lường trước được. Do đó trong quá trình sửa chữa điện, người thợ điện cần lưu ý một số trường hợp như sau:
- Quên ngắt cầu dao điện: Trong mọi trường hợp xảy ra với điện điều đầu tiên cần làm là dập cầu dao điện, bởi việc quên ngắt cầu dao điên sẽ là nguyên nhân dẫn tới các sự cố rất nghiêm trọng.
- Dây dẫn điện bị hở: Vì không kiểm tra cẩn thận đường dây điện, ổ dẫn điện, dẫn đến sơ sót dây điện bị hở làm cho nhiều thợ sửa điện nước bị điện giật.
- Đấu nhầm dây điện: Khi dây điện được nối không đúng cách chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng làm chập cháy điện khá nghiêm trọng.
Với những lý do trên cần lưu ý nhiều đối với những người thợ sửa chữa mới vào nghề bởi họ có kỹ thực tế chưa có nhiều. Thế nên dễ gây lúng túng trong quá trình xử lý các vấn đề về điện. Bên cạnh đó, những người thợ sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện cần lưu ý hơn trong quá trình thao tác:
- Cần mặc thiết bị bảo vệ: Việc không mặc trang phục và thiết bị bảo vệ chính là một lý do làm cho nhiều thợ sửa chữa điện gặp tai nạn đáng tiếc trong quá trình làm việc. (Tham khảo: Nguyên tắc bảo hộ khi thực hiện sửa chữa điện).
- Tuân thủ các biện pháp an toàn khi thực hiện sửa chữa điện cũng như thực hiện đúng quy trình khi tiến hành sửa chữa.
Với những sự cố khác như ngã khi dùng thang, trượt chân ngã khi đang di chuyển trên cao cũng là những tai nạn không hay xảy ra. Thế nên, bạn cần lưu ý trong suốt quá trình sửa chữa để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Nói tóm lại, công việc sửa chữa và lắp đặt điện là một công việc khá cực nhọc và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, có tính rủi ro cao. Tuy nhiên vì đây cũng là một ngành nghề được nhiều người lựa chọn nên người thợ sửa chữa lắp đặt cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ kỹ năng chuyên môn, luôn nâng cao cảnh giác không được chủ quan trong công việc, cho dù là nhỏ nhất.
Bài viết liên quan
- Dịch vụ sửa chữa điện dân dụng ở quận 2 (04-08-2016)
- Nên làm gì để ống nước hoạt động tốt? (29-08-2016)
- Tiết kiệm điện trong cuộc sống (12-09-2016)
- Làm thế nào để có hệ thống điện trong nhà an toàn? (22-12-2016)
- Làm gì khi thấy người bị điện giật? (14-03-2017)
- Cách sử dụng máy nước nóng tiết kiệm điện (19-07-2016)
- Mẹo sửa chữa bóng đèn điện (25-07-2016)
- Những điều cần biết về tai nạn điện giật (04-01-2017)
- Báo giá thi công lắp đặt điện nước nhà dân (22-02-2017)
- Các vấn đề thường gặp ở ống dẫn nước và cách khắc phục (24-09-2016)
- Những điều lưu ý khi lắp đặt hệ thống đèn led trong nhà (25-01-2017)
- Những lưu ý khi lắp đặt điện ở chung cư (05-08-2016)